Văn hóa - xã hội
   A+ =A -A

UBND XÃ ÂN THẠNH TỔNG KẾT CÔNG TÁC NÔNG, LÂM NGHIỆP NĂM 2024

29/11/2024 - 09:55

 

KẾT QUẢ SẢN XUẤT NÔNG, LÂM NGHIỆP NĂM 2024

 

  1. Đặc điểm tình hình

Sản xuất nông nghiệp năm 2024 trong điều kiện gặp nhiều bất lợi, thời tiết nắng hạn kéo dài đã xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nước cục bộ, một số diện tích đất trồng lúa không sản xuất được phải chuyển sang trồng các loại cây khác; công tác phát triển chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh; tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là thi công xây dựng công trình đường bộ Cao tốc        Bắc-Nam đoạn đi qua địa bàn xã (thôn Hội An và Thế Thạnh 1) đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Tuy nhiên, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của UBND huyện, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện; sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy xã, sự phối hợp nhịp nhàng của các ngành, hội đoàn thể, UBND xã  tập trung chỉ đạo kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi, thực hiện tốt công tác chống hạn, cùng với sự nổ lực của nhân dân đã góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2024.

  1. Kết quả đạt được
  2. Về trồng trọt

1.1. Kết quả sản xuất một số cây trồng chính

* Cây lúa: Tổng diện tích gieo sạ: 790,77ha /777ha đạt 101,7 % so với kế hoạch. Trong đó: Vụ Đông xuân: 417,71ha/417,0 ha; Vụ Hè Thu: 373,06/360 ha, năng suất đạt 73,6 tạ/ha, sản lượng ước đạt 5.824,8 tấn.  

- Vụ Đông Xuân: diện tích gieo sạ 417,71 ha, năng suất đạt 74,7 tạ/ha, sản lượng ước đạt 3.120,2 tấn, cơ cấu các loại giống như: Đài thơm 8, KD cải tiến, VNR20, ĐV108, ...  Diện tích chuyển đổi cây trồng 32 ha, chủ yếu trồng các loại cây như: Ngô, ớt, sắn, cỏ nuôi bò, đậu đỗ, rau dưa các loại, ... 

- Vụ Hè Thu: diện tích gieo sạ 373,06 ha, tăng 13,06 ha so với kế hoạch huyện giao do tận dụng các thửa đất gần sát với chân đập bàu đá và các thửa đất chân 1 vụ, năng suất đạt 72,5 tạ/ha, sản lượng ước đạt 2.704,68 tấn, cơ cấu các loại giống như: TBR1, Khang dân cải tiến, ĐV108, Đột biến 6, ...  Diện tích chuyển đổi cây trồng 40 ha, chủ yếu trồng các loại cây như: Ngô, ớt, sắn, cỏ nuôi bò, đậu đỗ, rau dưa các loại, ... 

* Tổng diện tích chuyển đổi cây trồng: 72 ha, trong đó: vụ Đông xuân là 32 ha, vụ Thu 40 ha, đạt 100% so với kế hoạch, chủ yếu trồng các loại cỏ, rau, sả, ớt, ngô, dưa các loại ...

* Cây hàng năm:

- Cây ngô: diện tích gieo trồng 45ha/45ha đạt 100% kế hoạch, năng suất ước đạt 70 tạ/ha, sản lượng ước đạt 315 tấn.

- Cây sắn (mì): diện tích gieo trồng 2,0ha/2,0ha đạt 100% kế hoạch, năng suất ước đạt 210 tạ/ha, sản lượng ước đạt 42 tấn.

- Cây lạc (đậu phồng): diện tích gieo trồng 2,0ha/2,0ha đạt 100% kế hoạch, năng suất ước đạt 22 tạ/ha, sản lượng ước đạt 4,4 tấn.

- Cây rau các loại: diện tích gieo trồng 65ha/65ha đạt 100% kế hoạch, năng suất ước đạt 170 tạ/ha, sản lượng ước đạt 1.105 tấn.

* Cây lâu năm:

- Cây dừa hiện có diện tích 135,6 ha, số diện tích cho sản phẩm (có quả) ước khoảng 132,8 ha năng suất ước đạt 113 tạ/ha, sản lượng ước đạt 1.826 tấn. Trong đó cây dừa xiêm hiện có diện tích: 43,2 ha diện tích cho sản phẩm (có quả) ước khoảng 23,6 ha năng suất ước đạt 22 tạ/ha, sản lượng ước đạt 63 tấn. Số còn lại là cây dừa dầu (ta).

- Cây bưởi diện tích hiện có: 32 ha, số diện tích cho sản phẩm (có quả) ước khoảng 19,5 ha năng suất ước đạt 82 tạ/ha, sản lượng ước đạt 160 tấn.

- Cây tiêu diện tích hiện có: 26,1 ha, số diện tích cho sản phẩm (có quả) ước khoảng 22,1 ha năng suất ước đạt 9 tạ/ha, sản lượng ước đạt 19,9 tấn.

1.2. Các giải pháp kỷ thuật

- Thời vụ năm nay gieo sạ tập trung theo vùng, nhìn chung thời vụ gieo sạ lúa tương đối phù hợp, vụ Đông Xuân bị thiệt hại không nhiều do mưa lũ đầu vụ; gieo sạ sớm vụ Thu hạn chế thiệt hại do nắng hạn, thiếu nước cuối vụ.

- Cơ cấu giống: được bố trí và sử dụng phù hợp với điều kiện sản xuất của từng xứ đồng, chủ yếu sử dụng các loại giống lúa thuần trung ngày có năng xuất cao, chất lượng, chống chịu hạn tốt.

1.3. Công tác bảo vệ thực vật

- Các đối tượng sâu bệnh gây hại chủ yếu gồm: Rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn lá, bệnh khô vằn, thối bẹ, ... Tổ công tác chỉ đạo sản xuất phân công thành viên đứng chân địa bàn phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn và ban thôn chỉ đạo hướng dẫn phòng trừ kịp thời.

- Công tác diệt chuột: Chỉ đạo HTX. Nông nghiệp phối hợp với Khuyến nông cùng các ban thôn phát động phong trào ra quân diệt chuột, đồng thời bà con nông dân mua một số loại thuốc diệt chuột khác để bỏ bả nên đã hạn chế thiệt hại thấp nhất do đối tượng này gây ra. HTX tạm ứng tiền mua chuột trong năm 2024 số lượng 12.283 con, thành tiền 24.566.000 đồng.

1.4. Thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp

- Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp xã Ân Thạnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đã tập trung lồng ghép nhiều chương trình, dự án để đầu tư, hỗ trợ thực hiện đạt kết quả.

- Tiếp tục thực hiện cánh đồng mẫu lớn góp phần tích cực trong việc tổ chức ứng dụng các tiến bộ kỷ thuật, các giống lúa mới và quy trình thâm canh được hướng dẫn thực hiện.

- Tập trung thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, rau dưa các loại, cỏ chăn nuôi trâu, bò ...

1.5. Thực hiện cánh đồng mẫu lớn và liên kết sản xuất

  - Về thực hiện cánh đồng mẫu lớn 100ha/320hộ. Trong đó:

+ Thôn: Thế Thạnh 2, diện tích 50ha/201hộ.

+ Thôn: Thế Thạnh 1, diện tích 50ha/119hộ.

Năng suất bình quân: đạt 74,5 tạ/ha cao hơn sản xuất đại trà 0,9 tạ/ha.

- Thực hiện mô hình sản xuất, tiêu thụ lúa giống do HTX đảm nhận diện tích 5,2 ha và mô hình sản xuất, tiêu thụ lúa thương phẩm diện tích 7,8 ha liên kết sản xuất với Viện khoa học kỷ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam trung bộ.

  1. Chăn nuôi - Thú y

2.1. Công tác chăn nuôi

- Từ đầu năm đến nay, tình hình dịch bệnh gia súc tái diễn biến phức tạp, nhất là dịch Viêm da nổi cục ở trâu, bò và dịch tả lợn châu phi. Do đó công tác phát triển đàn chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của xã nhà. Đến nay tình hình chăn nuôi nhìn chung tương đối ổn định về dịch bệnh; công tác tái đàn nhất là đàn heo dần được phục hồi.

- Tổng đàn Trâu: 02/02 con đạt 100% so với chỉ tiêu giao.

- Tổng đàn bò: 1.892/1.850 con đạt 102,2% so với chỉ tiêu huyện giao. (Từ đầu năm đến nay tăng 102, giảm 90 con).

- Tổng đàn Heo: 15.080/17.500 con đạt 86,2% so với chỉ tiêu huyện giao (Tăng đàn so với quí III, trong đó: (Heo nái: 6.032 con; Heo thịt: 9.048 con).

- Tổng đàn gia cầm: 63.500/80.000 con đạt 79,4% so với chỉ tiêu huyện giao trong đó: (Gà: 54.302 con; Vịt: 6.200 con, gia cầm khác: 2.998 con (ngan, ngỗng, yến...).

2.2. Công tác thú y

  - Dự báo dịch Viêm da nổi cục ở trâu, bò và dịch tả heo Châu phi còn diễn biến phức tạp trong thời gian đến do đặc điểm chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán trong khu dân cư, việc mua bán vận chuyển trâu, bò và heo còn nhiều bất cập chưa xử lý triệt để nguy cơ lây lan cao.

- Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động Thú y xã, Tổ cộng tác viên thú y xã, hoàn thành kế hoạch tiêm phòng khép kín cho gia súc, gia cầm. Quản lý và phát hiện sớm dịch bệnh để ứng phó kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.

- Triển khai công tác tiêm phòng vaccine năm 2024 đến nay:

+Tiêm phòng vaccine cúm gia cầm: 600 liều, còn lại hộ gia đình, gia trại chăn nuôi tự tiêm.

+ Tiêm phòng vaccine LMLM đợt 1/2024: 1.607 con/1.892 con. Đạt 85 % tổng đàn.

+ Tiêm phòng vaccine Viêm da nổi cục trâu, bò: 300 liều (đối tượng chính là bê con tiêm phòng thường xuyên).

+ Tiêm phòng vaccine LMLM đợt 2/2024: 1.582con/1.892 con cho 6 thôn trên toàn xã; Còn tiêm vét, bổ sung từ nay cho hết tháng 10/2024.

+ Tổ chức thực hiện tiêu độc khử trùng phun 48 lít thuốc Benkocic ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Đồng thời, vận động, hướng dẫn người chăn nuôi tiêu độc khử trùng chuồng trại, rắc vôi bột để hạn chế lây lan.

2.3. Công tác tái đàn

Trong quá trình thực hiện Luật Chăn nuôi còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là việc quy định khu vực không được phép chăn nuôi, quy định mật độ chăn nuôi; quản lý giống vật nuôi, môi trường chăn nuôi, xử lý ô nhiễm môi trường. Tập quán, phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, thiếu liên kết sản xuất, tư duy sản xuất nhỏ, nóng vội, thiếu định hướng lâu dài còn phổ biến. Thị trường tiêu thụ chưa ổn định, chủ yếu vẫn phụ thuộc nhiều vào thương lái dẫn đến tình trạng được mùa mất giá diễn ra thường xuyên, dịch bệnh diễn biến phức tạp khó lường kèm nhiều bệnh dịch mới xuất hiện có phạm vi ảnh hưởng lớn như bệnh dịch tả Châu Phi ở lợn đã gây ra nhiều thách thức, trở ngại trong phát triển chăn nuôi. Chính vì vậy mà đến thời điểm hiện nay việc tái đàn gia súc, gia cầm gặp rất nhiều khó khăn đẫn đến tổng đàn gia súc, gia cầm chưa đạt được chỉ tiêu huyện, xã đề ra đặc biệt là đàn heo và đàn gia cầm.

  1. Thủy sản

Mặt nước nuôi trồng thủy sản ở địa phương chủ yếu tận dụng khai thác từ các hồ chứa và đập bàu với diện tích khoảng 13,0 ha để nuôi ốc bưu đen và thả cá nuôi.

  1. Công tác thủy lợi

- Vụ Đông Xuân 2023-2024, nguồn nước tưới phục vụ sản xuất đảm bảo theo kế hoạch dung tích trữ tại các hồ chứa.

- Bước vào sản xuất vụ Thu năm 2024 trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, UBND xã chỉ đạo Hợp tác xã Nông nghiệp trên cơ sở cân đối nguồn nước đề xuất Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện điều tiết, tổ chức khoanh vùng, chỉ sản xuất ở những vùng chủ động nguồn nước, công tác chống hạn cũng được HTX Nông nghiệp tập trung triển khai như nạo vét kênh dẫn vào trạm bơm, lắp đặt các trạm bơm điện, mua sắm các trang thiết bị,...

- HTX Nông nghiệp căn cứ lịch tưới luân phiên của các trạm bơm trên hệ thống sông An Lão, sông Kim Sơn trong giai đoạn nguồn nước cạn kiệt để duy trì cây lúa sinh trưởng phát triển tốt.

- Tiếp tục triển khai xây dựng các công trình kiên cố hóa kênh mương           năm 2024 (gồm có 6 tuyến với chiều dài 2,7km).

  1. Công tác thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về PCTT&TKCN năm 2024

- Tham dự tập huấn trực tuyến hướng dẫn sử dụng chuyển đổi số nội dung ứng phó thiên tai đối với 04 kịch bản bão và 03 kịch bản lũ theo cấp độ rủi ro.

- Tham dự tập huấn trực tuyến hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý thiên tai cấp huyện.

* Công tác thành lập, phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN năm 2024

- Quyết định số: 110/QĐ-UBND ngày 06/05/2024 của UBND xã Ân Thạnh về việc kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN năm 2024.

- Quyết định số: 111/QĐ-UBND ngày 06/05/2024 của UBND xã Ân Thạnh về việc Phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN năm 2024.

- Quyết định số: 112/QĐ-UBND ngày 06/05/2024 về việc Ban hành Quy chế hoạt động của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn xã Ân Thạnh.

- Quyết định số: 113/QĐ-UBND ngày 06/05/2024 của UBND xã Ân Thạnh về việc kiện toàn Đội xung kích PCTT&TKCN năm 2024.

         - Công tác xây dựng phương án PCTT&TKCN năm 2024 theo Quyết định số: 116/QĐ-UBND ngày 07/05/2024 của UBND xã Ân Thạnh về việc Phê duyệt phương án PCTT&TKCN năm 2024.

         - Công tác xây dựng phương án ứng phó thiên tai năm 2024 theo Quyết định số: 243/QĐ-UBND ngày 11/10/2024 của UBND xã Ân Thạnh về việc Phê duyệt Phương án ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã Ân Thạnh năm 2024 .

- Công tác tổ chức Hội nghị tổng kết công tác PCTT&TKCNnăm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024 theo Báo cáo số: 82/BC-UBND ngày 04/06/2024 của UBND xã Ân Thạnh về Kết quả công tác PCTT&TKCN năm 2023 phương hướng, nhiệm vụ năm 2024.

- Ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và TKCN năm 2024 đối với công trình hồ chứa nước Hố Chuối và Hóc Của, tại xã Ân Thạnh thuộc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện quản lý; Ban hành Quyết định thành lập Đội xung kích PCTT&TKCN công trình hồ chứa nước Hố Chuối và Hóc Của, xã Ân Thạnh thuộc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện quản lý; Ban hành Quyết định phê duyệt Phương án Phòng chống thiên tai công trình hồ chứa nước Hóc Của và Hố chuối xã Ân Thạnh năm 2024.

           * Công tác chuẩn bị phòng chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”.

- Chỉ huy tại chỗ: Ban chỉ huy PCTT-TKCN xã đã được kiện toàn và thông báo phân công nhiệm vụ cho từng thành viên đứng chân địa bàn từng thôn.

- Lực lượng tại chỗ: Đã kiện toàn lực lượng Đội xung kích PCTT&TKCN xã, chủ yếu huy động lực lượng dân quân của Quân sự xã và công an xã cùng lực lượng đoàn thanh niên xung kích. Tổng số 88 người.

- Phương tiện, vật tư tại chỗ: Phương tiện PCTT và TKCN chủ yếu ghe, xuồng, nhà bạt, áo phao, phao tròn cứu sinh và các dụng cụ khác như đèn pin, rựa, cưa,... được trang bị đầy đủ cho đội xung kích.

- Chủ động có Kế hoạch dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống, đồ dùng thiết yếu, ký hợp đồng nguyên tắc với các doanh nghiệp, đại lý trên địa bàn để cung ứng khi có bão lũ xảy ra bị cô lập. Về thuốc, hóa chất phòng bệnh, Trạm Y tế xã dự trữ các cơ số thuốc, hóa chất khử trùng Cloramin B.

- Tại các hồ chứa nước, các điểm xung yếu, dự trữ và huy động bao cát, cát, đá hộc, đất sỏi, cọc tre.

* Di dời sơ tán dân do bão, vùng ngập lụt và sạt lở: (số liệu theo từng kịch bản bão, lũ, sạt lở đất trên phần mềm quản lý thiên tai tỉnh Bình Định)

- Sơ tán dân do bão:

+ Kịch bản bão cấp độ rủi ro cấp 3.1 (gió bão cấp 8-9; Rủi ro cấp độ 3): Dự kiến số người sơ tán 0 hộ/0 người theo hình thức xen ghép và 0 hộ/0 người theo hình thức tập trung.

+ Kịch bản bão cấp độ rủi ro cấp 3.2 (gió bão cấp 10-11; Rủi ro cấp độ 3): Dự kiến sơ tán 0 hộ/0 người theo hình thức xen ghép và 0 hộ/0 người tập trung.

+ Kịch bản bão cấp độ rủi ro cấp 4 (gió mạnh từ cấp 12-13): Dự kiến sơ tán 179 hộ/593 người theo hình thức xen ghép và 0 hộ/0 người theo hình thức tập trung.

+ Kịch bản bão cấp độ rủi ro cấp 5 (gió mạnh từ cấp 14 trở lên): Dự kiến sơ tán 1.705 hộ/6.223 người theo hình thức xen ghép và 0 hộ/0 người theo hình thức tập trung.

- Sơ tán dân do lũ:

+ Lũ cấp độ rủi ro cấp 2 - Mực nước lũ các trạm thủy văn trên sông từ báo động lũ cấp 3 (BĐ3) đến dưới báo động lũ cấp 3 + 1 mét (BĐ3 + 1m): Dự kiến 0 hộ/0 người sơ tán theo hình thức xen ghép và 0 hộ/0 người sơ tán tập trung (ưu tiên sơ tán những người dễ bị tổn thương).

+ Lũ cấp độ rủi ro cấp 3.1 - Mực nước lũ các trạm thủy văn trên sông từ báo động lũ cấp 3 + 1 mét (BĐ3 + 1m) đến lũ lịch sử: Dự kiến sơ tán 02 hộ/08 người theo hình thức xen ghép và 0 hộ/0 người theo hình thức tập trung.

+ Lũ cấp độ rủi ro cấp 3.2 - Mực nước lũ các trạm thủy văn trên sông trên lũ lịch sử: Dự kiến sơ tán 66 hộ/267 người theo hình thức xen ghép và 0 hộ/0 người theo hình thức tập trung.

- Ứng phó với sạt lở đất:

+ Dự kiến số người sơ tán đối với trường hợp sạt lở đất: 57 hộ/203 người theo hình thức xen ghép; 0 hộ/0 người theo hình thức tập trung.

* Công tác đảm bảo an toàn hồ chứa nước, đập dâng, trạm bơm điện

  - UBND xã chỉ đạo HTX.NN Ân Thạnh phối hợp cùng Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện thực hiện tốt công tác quản lý hồ đập; chủ động kiểm tra, phát hiện các hư hỏng để kịp thời gia cố, khắc phục ngay từ ban đầu, đảm bảo ổn định công trình trước mùa mưa lũ; nhất là các cống điều tiết hồ chứa bị rò rĩ, mất mước phải tiến hành khắc phục sửa chữa ngay để đảm bảo tích nước an toàn và đủ nước phục vụ sản xuất năm sau.

- Trên địa bàn xã có một hồ chứa nước xung yếu là hồ Hóc Của được kiểm tra thường xuyên, tập kết vật liệu tại chân công trình đảm bảo thực hiện theo phương châm “4 tại chổ”, hạn chế tích nước. Hồ Hố Chuối xây dựng, nâng cấp sữa chữa, đến nay đã hoàn thành đảm bảo vượt lũ an toàn.

- Về đập dâng: địa bàn xã có một đập tạm, UBND xã đã chỉ đạo HTX.NN Ân Thạnh chủ động tháo dở các phai chắn xả nước để tránh sạt lở, hư hỏng khi lũ về.

- Thiết bị các trạm bơm điện trên hệ thống sông Kim Sơn, An Lão đã tháo dở đưa về kho các Hợp tác xã quản lý, đảm bảo an toàn.

* Các mỏ cát xây dựng và các công trình xây dựng trên địa bàn

Đối với các mỏ cát xây dựng, UBND xã đã chỉ đạo tạm thời dừng hoạt động khai thác cát trên địa bàn từ ngày 15/9/2024. Khoảng thời gian từ ngày 16/9 đến ngày 30/9/2024, phải hoàn thành việc thanh thải dòng chảy, thu dọn đường công vụ trên sông để chuẩn bị cho mùa mưa lũ, nghiêm cấm lợi dụng để khai thác và vận chuyển cát trái phép theo Công văn số 220/UBND- KT ngày 16/09/2024 của UBND xã Ân Thạnh).

  1. Công tác khuyến nông

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác lai tạo giống bò, tỷ lệ bò lai từ 86% trở lên,  nạc hóa đàn heo. Hướng dẫn và khuyến khích nông dân chăn nuôi gà thả đồi. Nhân rộng mô hình trồng cây ăn quả như: dừa xiêm, bưởi da xanh... đầu tư chăm sóc diện tích cây ăn quả đã trồng, có sự hướng dẫn kỹ thuật của các Công ty giống cây trồng.

- Tiếp tục kiểm tra diện tích trồng Bưởi da xanh, Dừa xiêm, Bơ sáp, Tiêu, ... hướng dẫn phòng trừ sâu bệnh hại.

  1. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp

- Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp xã Ân Thạnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững đã tập trung lồng ghép nhiều chương trình, dự án để đầu tư, hỗ trợ thực hiện đạt kết quả.

- Tập trung thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, rau dưa các loại, cỏ chăn nuôi trâu, bò ...

- Về thực hiện cánh đồng mẫu lớn diện tích 100ha/320hộ. Trong đó:

+ Thôn: Thế Thạnh 2, diện tích 50ha/201hộ.

+ Thôn: Thế Thạnh 1, diện tích 50ha/119hộ.

- Dự án cây trồng thế mạnh:

+ Cây bơ với diện tích gần 1,0ha hiện đang phát triển tốt, đang cho quả thu hoạch.

+ Cây bưởi da xanh, gồm có 09 hộ với diện tích 5,0 ha, số cây: 1.129 cây hiện đang phát triển tốt.

Cán bộ khuyến nông xã định kỳ kiểm tra tình hình sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng có thế mạnh của địa phương như: Dừa; Bơ; Bưởi; Tiêu... hướng dẫn bà con nhân dân chăm sóc cây trồng và kịp thời phòng trừ sâu bệnh gây hại (nếu có).

- Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất: Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 311.000.000 đồng, chi cho Dự án: Mua giống Bò cái sinh sản cấp cho các hộ dân thuộc hộ nghèo (21con/21 hộ) thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.

- Dự án liên kết theo chuỗi giá trị chăn nuôi bò đực vỗ béo huyện Hoài Ân:  nhằm góp phần tăng mạnh số lượng đàn với năng suất, chất lượng; từng bước đổi mới cung cách làm ăn theo hướng sản xuất hàng hóa; ứng dựng kết quả các tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi thâm canh đem lại thu nhập, sinh kế bền vững cho các hộ tham gia liên kết. Tổng cộng có 18 hộ (05 hộ nghèo và 13 hộ cận nghèo) thống nhất tham gia Dự án liên kết và được cấp 02con bò đực/mỗi hộ.

* Đánh giá các mô hình sản xuất trồng trọt, mô hình chăn nuôi đã và đang           thực hiện:

+ Các mô hình sản xuất trồng trọt: Không chỉ riêng cây lúa, trong điều kiện khô hạn và thiếu nước, nông dân tiếp cận, áp dụng các mô hình luân canh trên đất lúa với nhóm cây trồng rau màu, dưa hấu, bí đỏ, khổ qua, dưa leo, đậu, đỗ các loại… Kết quả lợi nhuận đạt khá cao; các loại cây trồng có thế mạnh của địa phương cũng đạt năng suất, chất lượng đạt tiêu chuẩn.

+ Các mô hình chăn nuôi: Mô hình chăn nuôi bò thịt, mô hình chăn nuôi gà thả vườn,... đây thực sự là các mô hình làm ăn hiệu quả, phù hợp với điều kiện chăm sóc của người dân địa phương.

  1. Công tác quản lý Hợp tác xã Nông nghiệp

- Tập trung chỉ đạo hoàn thành công tác kiểm kê, thanh quyết toán tài chính năm 2023, tổ chức Đại hội đại biểu thành viên thường niên theo Luật HTX        năm 2012.

- Nhìn chung tình hình hoạt động của HTX.NN luôn bám vào Nghị quyết, phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh dịch vụ; tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất đáp ứng kịp thời nhu cầu của thành viên; điều hành sản xuất nông nghiệp, đảm bảo mọi điều kiện phục vụ sản xuất.

- Thống nhất chủ trương sẽ bàn giao hệ thống lưới điện cho Điện lực tiếp quản, quản lý.

- Thẩm định kết quả phân loại, đánh giá HTX NN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đối với HTX NN Ân Thạnh xếp loại khá.

  1. Chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

- Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025; Căn cứ Quyết định số 2224/QĐ-UBND ngày 16/07/2022 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2021 - 2025. Ủy ban nhân dân xã ban hành Kế hoạch xây dựng xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025; Kiện toàn Ban quản lý; Ban phát triển các thôn; Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể nhân dân để thực hiện Chương trình bảo đảm mục tiêu và hiệu quả cao; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban quản lý, Ban phát triển thôn; tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc tham gia thực hiện chương trình nông thôn mới nâng cao. Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện đại, đảm bảo môi trường, cảnh quan sáng, xanh, sạch, đẹp, an toàn, giàu bản sắc văn hóa truyền thống và phát triển bền vững. Phát huy vai trò chủ thể của người dân trên tinh thần dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ.

- Phát động phong trào toàn dân hưởng ứng xây dựng thôn, xóm văn minh, sạch đẹp; trong đó tổ chức tốt công tác thu gom, xử lý rác thải, chỉnh trang đường làng, ngõ xóm; Vận động các hộ tự cải tạo, xây dựng, nâng cấp nhà ở đạt chuẩn, chỉnh trang tường rào, vườn tược dọc hai bên tuyến đường ĐT.630 và tuyến đường cầu Phong Thạnh đi Mỹ Thành (ĐT629) mới nâng cấp, mở rộng; có ý thức bảo vệ môi trường chung, không xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

- Tập trung quy hoạch, chỉnh trang khu vực trung tâm xã, tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa cho người dân.

- Tiếp tục duy trì bền vững các tiêu chí xã Nông thôn mới, tập trung xây dựng các tiêu chí, nội dung chưa đạt NTM Nâng cao gồm 04 tiêu chí:

+ Tiêu chí số 1 (Quy hoạch, chưa đạt 1/3 chỉ tiêu);

+ Tiêu chí số 13 (tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, chưa đạt 2/8 chỉ tiêu);

+ Tiêu chí số 17 (môi trường, chưa đạt 2/12 chỉ tiêu);

+ Tiêu chí số 18 (Chất lượng môi trường sống, chưa đạt 3/8 chỉ tiêu).

  1. Lâm nghiệp

- Tiếp tục thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/HU ngày 08/12/2020 của Ban Thường vụ Huyện ủy Hoài Ân về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện. UBND xã tổ chức sơ kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị 03-CT/HU ngày 08/12/2020 của Ban Thường vụ Huyện ủy khóa XXV về công tác bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện trong 02 năm (2021-2022), trên cơ sở đó UBND xã tiếp tục cụ thể hóa bằng việc ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 03-CT/HU của Ban Thường vụ Huyện ủy Hoài Ân về việc tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trong năm 2023; công tác quản lý bảo vệ rừng được tăng cường, phối hợp cùng các ngành có liên quan thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng và PCCCR trong mùa khô.

- Quyết định số: 76/QĐ-UBND ngày 01/04/2024 của UBND xã Ân Thạnh về việc ban hành phương án phòng cháy, chữa cháy rừng xã Ân Thạnh giai đoạn 2024 - 2030.

- Kiện toàn Ban chỉ huy PCCCR theo Quyết định số: 118/QĐ-UBND ngày 10/05/2024 của UBND xã Ân Thạnh về việc kiện toàn BCH. Bảo vệ rừng và PCCCR 2024.

- Ban hành Thông báo số: 66/TB-UBND ngày 10/05/2024 của UBND xã Ân Thạnh về việc phân công nhiệm vụ các thành viên BCH. Bảo vệ rừng và PCCCR 2024.

- Kiện toàn các Tổ bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng các thôn, từ Quyết định số: 06 đến Quyết định số 11 ngày 10/01/2024 của UBND xã Ân Thạnh.

- Tham gia cùng các ngành chức năng rà soát điều chỉnh bổ sung quy hoạch 03 loại rừng phù hợp với thực tế của xã theo chủ trương của tỉnh.

- Thường xuyên tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lâm nghiệp, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, khai thác rừng trồng. 

- Tổng diện tích rừng trồng của các chủ rừng đạt các tiêu chí thành rừng năm 2024 là 52,93 ha. Loài cây trồng: Keo lai.

- Tỷ lệ che phủ rừng: 17,65 ha.

III. Đánh giá chung

  1. Những kết quả đạt được

- Công tác chỉ đạo tổ chức sản xuất nông nghiệp đảm bảo kế hoạch, các tiến bộ khoa học kỷ thuật được ứng dụng rộng rãi và từng bước phát huy hiệu quả, năng suất, sản lượng các loại cây trồng, nhất là năng suất cây lúa tăng khá, vượt so với kế hoạch.

- Hệ thống kênh mương thủy lợi, các hồ chứa đang được nâng cấp, tu sửa kịp thời phục vụ tưới tiêu ổn định và hiệu quả.

- Hầu hết các thôn và bà con nông dân có sự chuẩn bị tốt các điều kiện để phục vụ sản xuất như: giống, làm đất, vệ sinh đồng ruộng, ra quân diệt chuột ngay từ đầu vụ,…

- Công tác dự tính dự báo sâu bệnh được duy trì thường xuyên, liên tục, cảnh báo kịp thời tình hình sâu bệnh hại trên đồng ruộng, giúp nông dân chủ động phòng trừ có hiệu quả, hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại do sâu bệnh gây ra.

- Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp có chuyển biến tích cực, nhiều mô hình kinh tế tiếp tục phát triển và nhân rộng (như mô hình bò lai, gà thả đồi), các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo sự chuyển biến sâu rộng trong sản xuất nông nghiệp của xã.

- Công tác chăn nuôi được kiểm soát tốt, công tác tái đàn, nhất là đàn heo dần được phục hồi.

- Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới nâng cao luôn được quan tâm, các tiêu chí đã đạt tiếp tục được giữ vững, các chỉ tiêu của các tiêu chí chưa đạt từng bước thực hiện đạt đảm bảo theo quy định.

- Công tác PCTT và TKCN được quan tâm, trong năm kiện toàn Ban chỉ huy, xây dựng các phương án trình phê duyệt, công tác khắc phục hậu quả thiên tai khẩn trương, kịp thời, có hiệu quả.

- Tình hình hoạt động của HTX Nông nghiệp ổn định, các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất được nâng cao, phát huy hiệu quả đáp ứng nhu cầu các thành viên, thực hiện tốt công tác chống hạn.

  1. Những tồn tại, hạn chế

- Công tác điều tiết nguồn nước tưới còn lãng phí dẫn đến một số diện tích cây lúa, hoa màu bị hạn ảnh hưởng đến kết quả chung của địa phương.

- Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên một số diện tích chưa hợp lý, kém hiệu quả vì số diện tích đó nằm ở địa hình không thuận lợi cho việc tưới tiêu, cơ giới hóa… nên công tác chuyển đổi gặp rất nhiều khó khăn. Diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn manh mún, tự phát chưa đi vào quy hoạch.

- Công tác kê khai đàn gia súc, gia cầm ở các thôn chưa thật sự quan tâm, sự phối hợp giữa các ngành, hội đoàn thể trong việc tuyên truyền vận động người chăn nuôi về phòng, chống dịch bệnh chưa thường xuyên. Ý thức người dân chưa tốt về bảo vệ môi trường làm cho dịch bệnh tăng cường lây lan ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và phát triển chăn nuôi của xã.

- Công tác diệt chuột bảo vệ lúa, người sản xuất chưa chú trọng tham gia.

  1. Nguyên nhân

- Diễn biến tình hình về thời tiết ngày càng phức tạp, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất trồng trọt, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm phát sinh trên địa bàn, giá cả thị trường thường xuyên biến động gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp.

- Một số ban ngành của xã, HTX. Nông nghiệp và Ban thôn chưa thực sự sâu xát trong chỉ đạo điều hành sản xuất, các hội đoàn thể vào cuộc chưa quyết liệt trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân. Bên cạnh đó ý thức của một bộ phận nhân dân chưa cao, việc chấp hành chủ trương sản xuất chưa tốt, còn trông chờ, ỷ lại;  thực hiện gieo sạ, chuyển đổi cây trồng không theo quy hoạch, kế hoạch, công tác diệt chuột tham gia tỉ lệ thấp.

- Thành viên BCĐ sản xuất, các tổ công tác được phân công chưa sâu xác thực tế với đồng ruộng, với bà con nông dân trong việc triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất.

- HTX. Nông nghiệp, các ban thôn có lúc, có nơi thiếu quan tâm, chưa nắm bắt hết tình hình sản xuất để tham mưu cho lãnh đạo các giải pháp chỉ đạo kịp thời.

- Sản xuất trồng trọt còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa có quy hoạch tập trung vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ, gây khó khăn cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

- Một số diện tích tích sản xuất lúa kém hiệu quả nằm ở địa hình không thuận lợi cho việc tưới tiêu, cơ giới hóa… nên công tác chỉ đạo sản xuất gặp rất nhiều khó khăn.

Phần thứ hai

KẾ HOẠCH VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

SẢN XUẤT VỤ ĐÔNG XUÂN 2024 - 2025

 

  1. Nhận định tình hình thời tiết

Theo dự báo, thời tiết vụ Đông Xuân năm nay diễn biết bất thường, khả năng mưa lớn trong tháng 12, trùng với thời điểm gieo sạ vụ Đông Xuân năm nay.

  1. Chủ trương

Tiếp tục thực hiện tốt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đồng thời thực hiện thâm canh, phòng trừ dịch bệnh, xây dựng các chuổi liên kết sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất trồng trọt. Thực hiện chủ trương tái đàn, nhất là đàn heo, phát triển chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng quy hoạch gắn với đảm bảo vệ sinh môi trường. Triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để có những giải pháp chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả kịp thời.

III. Kế hoạch và giải pháp chủ yếu sản xuất vụ Đông Xuân 2024-2025

  1. Trồng trọt

* Cây lúa: diện tích gieo sạ 417,71 ha. (Chân 1 vụ: 44,71ha; chân 2 vụ: 373ha).

* Cây hàng năm:

- Cây ngô: diện tích gieo trồng dự kiến khoảng 20 ha.

- Cây sắn (mì): diện tích dự kiến khoảng 1,0 ha.

- Cây lạc (đậu phồng): diện tích gieo trồng dự kiến khoảng 1,0 ha.

- Cây rau các loại: diện tích gieo trồng dự kiến khoảng 15ha.

* Cây lâu năm:

- Cây dừa hiện có diện tích 135,6 ha. Trong đó cây dừa xiêm hiện có diện tích: 43,2 ha. Số còn lại là cây dừa dầu (ta). Dự kiến sẽ xuống giống trong vụ khoảng 1,5 ha dừa xiêm phân bổ rải rác ở các thôn.

- Cây bưởi diện tích hiện có: 32 ha, vừa qua Phòng Nông nghiệp huyện cấp 1.028 cây bưởi da xanh với 2,57 ha cho 05 hộ dân thôn Hội An liên kết sản xuất.

- Cây tiêu diện tích hiện có: 26,1 ha. Dự kiến sẽ xuống giống trong vụ khoảng 1,0 ha phân bổ chủ yếu ở thôn An Thường 1, Thế Thạnh 2 và Hội An.

* Diện tích chuyển đổi cây trồng: 32 ha, chủ yếu trồng các loại cỏ, rau, sả, ớt, ngô, dưa các loại ...

  1. Đối với cây lúa
  2. a) Về thời vụ

- Chân ruộng 2 vụ/năm: Gieo sạ tập trung từ ngày 10/12 đến ngày 25/12/2024, cho lúa trỗ tập trung vào đầu tháng 03/2025.

- Chân ruộng trũng nước rút đến đâu gieo sạ đến đó, kết thúc gieo sạ vào cuối tháng 01/2025.

  1. b) Về cơ cấu giống

- Giống chủ lực: ĐV 108, VNR 20, Đài Thơm 8, KD cải tiến ( HL5).

- Giống bổ sung:

+ Nhóm giống ngắn ngày (TGST dưới 105 ngày): PC 6, MT 10, SV 181, PY 2, QNg 128, TBR 36, An Sinh 1399.

+ Nhóm giống trung ngày (TGST 105 - 110 ngày): Thiên ưu 8, Bắc Thịnh, VNR 10, BĐR 27, BĐR 999, BĐR 57, TBR 225, ML 232, Hà Phát 3, Khang dân 28, DT 45, HĐ 34, ML 215.

+ Nhóm giống lúa dài ngày (TGST trên 110 ngày): BC 15, ĐT 100.

+ Nhóm giống chất lượng: Hương Thơm số 1, Hương Châu 6, Hương Xuân, Thiên Hương 6, TBR 97.

- Giống triển vọng: ĐB 18, HL5, Hưng Long 555, TBT 132, VN 121, SMART 56, Hạt vàng 36, MT 20, BĐR 36, BĐR 79,…

  1. Đối với cây trồng cạn
  2. a) Về thời vụ

Chân ruộng cao, thoát nước tốt gieo trồng từ tháng 11 đến cuối tháng 12/2024; chân ruộng thấp, gieo trồng từ tháng 01 đến đầu tháng 02/2025. Riêng rau dưa các loại, thực hiện rải vụ, thời vụ gieo trồng có thể kéo dài từ tháng 11/2024 đến cuối tháng 02/2025 tùy vào loại rau dưa và điều kiện đất đai.

  1. b) Về cơ cấu giống

- Giống ngô: ngô lấy hạt NK 7328, SSC 557, SSC 586, PAC 339, PAC 999, PAC 789, CP 333...; ngô nếp: HN68, HN 88, MX6, …

- Giống lạc: LDH 09, LDH 01, TB25, L14, HL 25.

  1. Các giải pháp kỷ thuật

- Kiểm tra, rà soát kế hoạch sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân 2024-2025 phù hợp nguồn nước, thời tiết, điều kiện địa bàn từng thôn, đảm bảo gieo trồng đạt diện tích kế hoạch.

- Tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2024-2025 trong điều kiện dự báo thời tiết diễn biến bất thường, đặc biệt theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, chủ động, linh hoạt điều chỉnh thời điểm gieo sạ phù hợp điều kiện sản xuất từng vùng, từng giống, hạn chế thiệt hại do thiên tai.

- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ; chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Tiếp tục áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất. Đối với lúa, áp dụng các quy trình IPM, ICM, canh tác lúa cải tiến (SRI); tăng cường bón lót phân hữu cơ, bón phân cân đối; sử dụng giống lúa đảm bảo chất lượng, gieo sạ mật độ hợp lý (lúa thuần 100-120 kg/ha). Đối với cây trồng cạn, cây ăn quả áp dụng các quy trình canh tác theo hướng hữu cơ, VietGAP; công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Đối với cây trồng cạn chuyển đổi trên đất lúa, chú ý hệ thống tưới, tiêu nội đồng, không để úng cục bộ, lên luống thông thoáng, liên vùng không có lúa màu đan xen.

- Phát động phong trào ra quân diệt chuột, tập trung vào thời điểm trước khi vào vụ sản xuất; phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác điều tra, dự tính dự báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kịp thời, chính xác, tổ chức phòng trừ hiệu quả, chú ý các đối tượng sâu bệnh hại chính như: chuột, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn, ...

- Hợp tác xã Nông nghiệp Ân Thạnh căn cứ nội dung triển khai như trên, xây dựng Kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2024-2025, cụ thể về lịch thời vụ, cơ cấu các loại giống từng khu vực xứ đồng của từng địa bàn thôn, tình hình thủy lợi,... báo cáo thường trực UBND xã xem xét phê duyệt làm cơ sở triển khai thực hiện đảm bảo theo quy định.

  1. Chăn nuôi - Thú y

- Thực hiện theo tinh thần Chỉ thị số 02/CT-UBND ngày 12/3/2020 của UBND huyện về các giải pháp tái đàn, ổn định phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh trên địa bàn huyện và Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 17/3/2020 của UBND huyện về tái đàn và phát triển chăn nuôi heo trên địa bàn huyện giai đoạn 2020-2025, nhất là kiểm tra chặt chẽ nguồn gốc, chất lượng heo giống, đảm bảo phát huy hiệu quả.

- Tổ chức tốt công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn, nhất là các dịch bệnh nguy hiểm như: VDNC; LMLM, bệnh Dịch tả heo Châu phi, cúm gia cầm và một số dịch bệnh thông thường khác để chăn nuôi phát triển ổn định. Vận động thực hiện công tác vệ sinh tiêu độc chuồng trại và vệ sinh cộng đồng định kỳ làm trong sạch môi trường bảo vệ sức khỏe cho người và gia súc.

- Tăng cường công tác tiêm phòng, công tác tổ chức hướng dẫn ngăn ngừa bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò và bệnh Dịch tả heo Châu phi, tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện một số giải pháp phòng chống dịch bệnh, đói, rét cho trâu, bò trong mùa mưa bão.

- Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động Thú y xã, Tổ cộng tác viên thú y xã, hoàn thành kế hoạch tiêm phòng khép kín cho đàn gia súc, gia cầm. Quản lý và phát hiện sớm dịch bệnh để ứng phó kịp thời, không để dịch bệnh lây lan ra diện rộng, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi.

  1. Công tác thủy lợi

- Để sản xuất vụ Đông Xuân 2024-2025 đảm bảo thắng lợi, cần phải tập trung theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết để chủ động đề nghị Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện điều tiết nước vừa đảm bảo an toàn hồ chứa trong mùa mưa lũ, vừa tích đủ nước để phục vụ sản xuất trong năm 2025. HTX. Nông nghiệp tập trung quản lý các bàu, đập, quản lý tốt các trạm bơm điện, chủ động tưới tiết kiệm hợp lý ngay từ đầu vụ, quản lý chặt chẽ nguồn nước tưới, tránh lãng phí, thất thoát nước.

- Đề nghị Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện kiểm tra theo dõi tình hình mực nước, đánh giá hiện trạng các công trình hồ chứa (Hồ Hóc Của; Hồ Hố Chuối) để có các biện pháp sửa chữa, gia cố khắc phục hư hỏng sau lũ, có kế hoạch lịch lên nước để phục vụ sản xuất.

- HTX Nông nghiệp kiểm tra theo dõi tình hình mực nước, đánh giá hiện trạng các công trình đập, bàu và các công trình thủy lợi khác để có các biện pháp sửa chữa, gia cố khắc phục hư hỏng sau lũ, chủ động lên nước phục vụ sản xuất. Củng cố các tổ thủy lợi để quản lý tưới, nạo vét thông suốt kênh mương, điều tiết tưới theo lịch, quản lý tốt các hiện tượng vi phạm công trình thủy lợi, nghiêm cấm tất cả các hành vi xả chất thải chăn nuôi ra kênh mương. 

  1. Công tác khuyến nông

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác lai tạo giống bò, tỷ lệ bò lai từ 86% trở lên.       - Hướng dẫn kỷ thuật các hộ dân chăm sóc cây bưởi da xanh; dừa xiêm, tiêu theo dự án hỗ trợ phát triển một số cây trồng có thế mạnh trên địa bàn xã.

- Phối hợp với HTX Nông nghiệp cùng các Ban thôn tổ chức triển khai phát động và hướng dẫn diệt chuột vụ Đông Xuân 2024-2025. Thời gian thực hiện: Đợt 1: Từ ngày 25/10 đến ngày 30/11/2024; Đợt 2: Từ ngày 30/11 đến đầu tháng 12/2024.

  1. Công tác quản lý Hợp tác xã Nông nghiệp

- Tiếp tục tổ chức thực hiện hoàn thành đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ theo Nghị quyết đại hội Đại biểu thành viên.

- Củng cố, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, mở rộng các hình thức dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, nâng cao thu nhập của HTX và tăng thu nhập cho thành viên.

- Kiểm tra, rà soát các tuyến mương bê tông, các tuyến mương đất bị lấp, bị hư hỏng do thi công xây dựng các dự án đường Cao tốc Bắc - Nam, các dự án khu tái định cư, kịp thời tham mưu UBND xã kiến nghị UBND huyện chỉ đạo các ban, ngành liên quan phối hợp cùng địa phương kiểm tra, rà soát, xem xét tham mưu cho chủ trương hoàn trả lại hệ thống mương tưới, tiêu để đủ điều kiện triển khai sản xuất kịp lịch, thời vụ theo quy định.

- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cung ứng giống, thủy lợi đồng thời xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2024-2025 và cả năm 2025 tham mưu UBND xã chỉ đạo thực hiện đảm bảo đạt kết quả.

  1. Xây dựng nông thôn mới nâng cao

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới, phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện. Đẩy mạnh phát triển sản xuất chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, nâng cao thu nhập cho người dân; cũng cố, xây dựng các thiết chế văn hóa, chăm lo công tác an sinh xã hội; tập trung xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Huy động, lồng ghép, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn để đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới.

- Tiếp tục duy trì bền vững các tiêu chí xã Nông thôn mới, tập trung xây dựng các tiêu chí, nội dung chưa đạt NTM Nâng cao gồm 04 tiêu chí:

+ Tiêu chí số 1 (Quy hoạch, chưa đạt 1/3 chỉ tiêu);

+ Tiêu chí số 13 (tổ chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, chưa đạt 2/8 chỉ tiêu);

+ Tiêu chí số 17 (môi trường, chưa đạt 2/12 chỉ tiêu);

+ Tiêu chí số 18 (Chất lượng môi trường sống, chưa đạt 3/8 chỉ tiêu).

- Phấn đấu cuối tháng 11/2024 hoàn thành hồ sơ minh chứng các chỉ tiêu tiêu chí đã đạt trình thẩm định.

  1. Lâm nghiệp

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về Luật lâm nghiệp, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành.

- Nâng cao trách nhiệm của các ban, ngành, hội đoàn thể, ban thôn và chủ rừng trong việc quản lý bảo vệ rừng.

- Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn người dân khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng phải tuân thủ đúng các quy định an toàn về PCCCR.

- Xác định diện tích chuyển từ đất lâm nghiệp ra ngoài đất lâm nghiệp.

  1. Tổ chức thực hiện

- Hợp tác xã Nông nghiệp chuẩn bị đầy đủ các điều kiện, đồng thời xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân 2024-2025 và cả năm 2025 tham mưu UBND xã chỉ đạo thực hiện đảm bảo đạt kết quả.

- Các Ban thôn, Tổ công tác, Hợp tác xã Nông nghiệp phối hợp tuyên truyền để nhân dân làm tốt công tác làm đất, tuân thủ lịch thời vụ và cơ cấu giống.

- Đề nghị Mặt trận và các Hội đoàn thể có kế hoạch phối hợp tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện sản xuất vụ Đông Xuân 2024-2025 đạt kết quả cao.

- Trên cơ sở khung lịch thời vụ nêu trên, đề nghị Hợp tác xã Nông nghiệp     Ân Thạnh chủ trì phối hợp với trưởng các ban thôn và các ban, ngành liên quan căn cứ diễn biến thời tiết, điều kiện sản xuất từng vùng, đặc điểm giống lúa để chọn lựa giống phù hợp, chủ động điều chỉnh thời điểm xuống giống nằm trong khung lịch thời vụ huyện đề ra, hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra. 

Xếp hạng bài viết
Click để đánh giá bài viết
Các tin khác

UBND XÃ ÂN THẠNH TỔNG KẾT CÔNG TÁC NÔNG, LÂM NGHIỆP NĂM 2024 (29/11/2024)

HƯỞNG ỨNG NGÀY CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA (27/09/2024)

HỘI KHUYẾN HỌC XÃ TỔ CHỨC TRAO THƯỞNG CHO HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2023 - 2024! (16/09/2024)

(09/09/2024)

TỔ CHỨC GIẢI BÓNG CHUYỀN NAM 2024 CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 79 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 02/9 (23/08/2024)

TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 79 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG 8 THÀNH CÔNG VÀ QUỐC KHÁNH 02/9 (23/08/2024)

Hướng tới kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống LL CAND và 19 năm ngày hội toàn dân bảo vệ ANMTQ. (14/08/2024)

Tuyên truyền kỷ niệm 77 năm ngày "thương binh - liệt sĩ" (16/07/2024)

Ân Thạnh - Đất và người. (16/07/2024)

MÍT TINH HƯỞNG ỨNG NGÀY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (02/07/2024)

Lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở (02/07/2024)

Một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính (02/07/2024)

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN CHUYỂN ĐỔI SỐ (27/06/2024)

THAM GIA NGÀY HỘI HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO 2024 (26/06/2024)

TRƯỜNG MẦM NON ÂN THẠNH TỔNG KẾT NĂM HỌC 2023 - 2024. (07/06/2024)

Tuyên truyện kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh (15/05/2024)

Ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ 2 - năm 2024 (15/05/2024)

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7 (15/05/2024)

THAM GIA GIẢI BÓNG CHUYỀN THANH NIÊN HUYỆN 2024. (26/04/2024)

Hưởng ứng Lễ trồng cây. Hội LHPN xã, UBND xã. (11/03/2024)

1 2
VIDEO
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ÂN THẠNH

Địa chỉ: THÔN THẾ THẠNH 2, XÃ ÂN THẠNH - Hoài Ân –Bình Định

Đường dây nóng báo cáo sự cố về an toàn thông tin: 02563.707.377

Người chịu tránh nhiệm nội dung: TRẦN XUÂN HÙNG – Chủ tịch UBND

@ Bản quyền thuộc về: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ÂN THẠNH

Liên hệ
  • Điện thoại: 02563.707.377

  • Email: hungtx@hoaian.binhdinh.gov.vn