Văn hóa - xã hội
   A+ =A -A

09/09/2024 - 09:22

KẾ HOẠCH Chuyển đổi số xã Ân Thạnh năm 2024

Căn cứ Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 19/3/2024 của UBND huyện Hoài Ân về việc triển khai kế hoạch chuyển đổi số năm 2024; Căn cứ Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2024 của UBND xã Ân Thạnh về việc “ Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý Nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ Trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn xã Ân Thạnh. Với mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện công tác chỉ đạo, điều hành; tập trung nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng; xây dựng, phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung và chuyên ngành đào tạo nền tảng xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế, xã hội số, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội và sự hài lòng của người dân trên địa bàn xã. UBND xã xây dựng kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 với những nội dung trọng tâm như sau:

  1. MỤC TIÊU:
  2. Năm 2024.

Xây dựng các nền tảng, phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền
thông hiện đại, đồng bộ; ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng và nâng cao an
toàn thông tin; phát triển chính quyền số nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo,
điều hành của cấp ủy, chính quyền, thúc đẩy cải cách hành chính, nâng cao
năng lực cạnh tranh; phát triển kinh tế số, xã hội số góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và
đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã. Phấn đấu nâng cao chỉ số chuyển
đổi số (DTI) và chỉ số cải cách hành chính (PAR Index).

2.Về phát triển chính quyền số.

- 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến toàn trình; duy trì kết nối, chia sẽ thông tin với cổng dịch vụ công Quốc gia.

-Tỷ lệ hồ sơ công việc được xử lý trên môi trường mạng đạt 60% (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước). 

 - Tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến.

          - Tối thiểu 80% hệ thống thông tin cơ quan Nhà nước hoàn thành phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin.

          - Tối thiểu 90% người dân, doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính

 - Trên 80% cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn, bồi dưỡng, phổ cập kỹ năng số cơ bản

- Có hệ thống Đài truyền thanh thông minh.

  1. Phát triển kinh tế số.

- Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP (Thu nhập bình quân đầu người) trên 10%

- Trên 30% các doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh) thường xuyên sử dụng các nền tảng số.

- Trên 70% các đơn vị trên địa bàn xã thuộc phạm vi quản lý chấp nhận thanh toán học phí, thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

- Trên 40% các doanh nghiệp nhỏ và vừa (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh
doanh) thường xuyên sử dụng các nền tảng số; đưa các sản phẩm thế mạnh, đặc
trưng của huyện lên các sàn thương mại điện tử;

- Các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cán bộ công chức, người dân
được tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn về thực thi pháp luật và kỹ năng
ứng dụng thương mại điện tử.

- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng hợp đồng điện tử đạt trên 60%

4.Về xã hội số.

-Tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt trên 80%.

-Tỷ lệ hộ gia đình có khả năng tiếp cận internet cáp quang băng rộng cố định đạt trên 80%.

- Tỷ lệ thôn được phủ hạ tầng cáp quang băng rộng đạt 100%.

- Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch thanh toán tại ngân
hàng hoặc tổ chức được phép khác đạt trên 60%.

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử cá nhân đạt trên 60%.

- Tỷ lệ dân số trưởng thành có sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên 60%.

- Trên 80% các cơ sở giáo dục, cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý ứng dụng công nghệ số trong công tác dạy học và hoạt động quản lý;sử dụng thanh toán học phí, thanh toán dịch vụ y tế bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

-Tỷ lệ dân số có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt trên 90%.

- 100% Tổ công nghệ số cộng đồng được tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nhận thức số, kỹ năng số.

  1. NHIỆM VỤ:

1.Rà soát, hoàn thiện thể chế số.

- Tiếp tục rà soát, bổ sung, hoàn thiện và ban hành kịp thời các văn bản pháp
luật theo quy định nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số
trên địa bàn xã.

- Kiện toàn tổ chức, bộ máy và nhân sự hỗ trợ từ xã đến thôn để triển
khai các nhiệm vụ chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

2.Hạ tầng số.

- Triển khai mở rộng phủ sóng mạng viễn thông 4G để phục vụ phát
triển xã hội số; thúc đẩy phát triển hạ tầng băng rộng cố định đảm bảo đến các
thôn. Phủ sóng kết nối mạng băng thông rộng, bảo đảm tốc độ mạng viễn thông di động đạt tối thiểu 40 Mbps. Khuyến khích các doanh nghiệp viễn thông thí điểm triển khai mạng thông tin di động 5G.

  - Tiếp tục duy trì, kết nối đồng bộ mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II đế UBND xã; đảm bảo chất lượng, an toàn, bảo mật, phục vụ trao đổi, chia sẻ dữ liệu và ứng dụng giữa các cơ quan Đảng, Nhà nước. Phát triển hạ tầng chuyển đổi số ứng dụng công nghệ điện toán đám mây để tổ chức triển khai và quản trị tập trung các hệ thống cơ sở dữ liệu của các cấp, các ngành, tạo điều kiện thuận lợi phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, dữ liệu mở và dịch vụ số. Rà soát hạ tầng CNTT tại địa phương, đơn vị; đồng thời nâng cấp đường truyền để đảm bảo yêu cầu cơ bản theo Công văn số 1118/STTTTBCVT&CNTTngày15/9/2023 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định (đối với cấp huyện 300MB, cấp xã 200 MB).

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các doanh nghiệp viễn thông,công nghệ thông tin triển khai chương trình hỗ trợ đường truyền Internet cáp quang băng thông rộng, điện thoại thông minh cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo.

3. Nhân lực số

- Phối hợp tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức về chuyển đổi số để thực hiện các nhiệm vụ được giao, trong đó chú trọng tới bồi dưỡng, tập huấn kiến thức cơ bản về chuyển đổi số, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin và an toàn thông tin. 

- Triển khai tập huấn kỹ năng số cho Tổ công nghệ số cộng đồng và người dân; tập trung hướng dẫn kỹ năng số cơ bản như: Sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Mua sắm trực tuyến; Thanh toán trực tuyến; Tự bảo vệ trên không gian mạng và một số nền tảng số.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy, biên chế thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị theo Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 26/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. 

4. Nhận thức số.

- Duy trì hoạt động các kênh truyền thông về chuyển đổi số từ huyện đến xã, thôn.

- Tổ chức các hoạt động, sự kiện thiết thực, hiệu quả hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024.  

5. Nền tảng số cơ bản.

Triển khai ứng dụng Nền tảng trợ lý ảo: Trợ lý ảo hỗ trợ công chức, viên chức; Trợ lý ảo phục vụ người dân, doanh nghiệp; Trợ lý ảo hỗ trợ rà soát văn bản quy phạm pháp luật.  

- Duy trì, vận hành, khai thác có hiệu quả các hệ thống thông tin của tỉnh được kết nối, liên thông qua LGSP: Hệ thống Văn phòng điện tử, Hệ thống dịch vụ công, một cửa điện tử. Tiếp tục thực hiện kết nối, khai thác thông tin, dữ liệu đã có từ các cơ sở dữ liệu quốc gia (dân cư, đất đai, tài chính, đăng ký doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội), phục vụ công tác quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công trực tuyến.  Sử dụng các nền tảng, hệ thống phục vụ cho phát triển Chính quyền số: Hệ thống quản lý công việc; Hệ thống thông tin báo cáo; Hệ thống phòng họp không giấy; Hệ thống thông tin quản lý cán bộ, công chức, viên chức; Hệ thống quản lý đất đai; Hệ thống quản lý công tác đầu tư công; Hệ thống quản lý ngành Tài chính...

- Triển khai, sử dụng các nền tảng, hệ thống phục vụ cho phát triển kinh tế số, xã hội số: Hệ thống bản đồ số dùng chung; Hệ thống quản lý khoáng sản; Hệ thống quản lý thông tin trường học; Hệ thống EMR - Bệnh án điện tử; Hệ thống thông tin phòng chống thiên tai; Nền tảng địa chỉ số tích hợp bản đồ số; Cổng thông tin du lịch; chia sẻ thông tin doanh nghiệp trên địa bàn từ Hệ thống thông tin Đăng ký doanh nghiệp Quốc gia...  

- Triển khai thực hiện Quyết định số 4466/QĐ-UBND ngày 01/12/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Danh mục 42 mô hình thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn tỉnh Bình Định. 

6. Dữ liệu số

- Triển khai sử dụng các cơ sở dữ liệu dùng chung, khai thác triệt để thông tin, dữ liệu đã có từ các cơ sở dữ liệu của tỉnh, của quốc gia. Thực hiện kết nối, chia sẻ hiệu quả dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước.

- Triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin chuyên ngành đồng bộ, hiệu quả, tránh trùng lặp. Thúc đẩy kết nối, chia sẻ dữ liệu theo Nghị định số 47/2020/NĐ-CP của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông tại Văn bản số 5752/BTTTT-CĐSQG ngày 26/11/2022.

- Tích cực triển khai việc xây dựng cơ sở dữ liệu, số hóa dữ liệu của các ban, ngành cấp xã.

7. An toàn thông tin mạng.

- Thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống mã độc đối với hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ Chính quyền số. Triển khai đầy đủ các nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng. Định kỳ, đột xuất thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng. 

- Thực hiện việc xác định, phân loại và đề xuất phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ của 100% các hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý; triển khai các phương án đảm bảo an toàn hệ thống thông tin. 

- Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định số 830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021- 2025”.

  8. Doanh nghiệp công nghệ số.

- Tiếp tục tổ chức triển khai Kế hoạch số 67/KH-UBND ngày 06/4/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh về phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh.

 9. Chính quyền số

- Thực hiện công tác số hóa hồ sơ, kết quả thủ tục hành chính trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; cung cấp dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước mức độ toàn trình đối với các thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

- Thực hiện nghiêm việc ứng dụng văn phòng điện tử, chữ ký số; thực hiện gửi, nhận văn bản và xử lý công việc trên môi trường điện tử tại các cấp chính quyền trên địa bàn xã.

- Tổ chức triển khai sử dụng chữ ký số cá nhân để cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đảm bảo giá trị pháp lý của các văn bản điện tử như: hồ sơ quản lý hoạt động giáo dục điện tử, bệnh án điện tử...Tích hợp chữ ký số vào Cổng dịch vụ công để người dân, doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng. 

- Tập trung nguồn lực thực hiện Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030” trên địa bàn xã.

10. Kinh tế số.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai, thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt trong các cơ sở y tế, giáo dục thuộc phạm vi quản lý. Vận động, khuyến khích các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trung gian thanh toán, các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ có các hình thức miễn, giảm phí, khuyến mãi, giảm giá,... đối với khách hàng khi sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt để thanh toán hàng hóa, dịch vụ. 

- Tiếp tục triển khai hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn theo Kế hoạch số 96/KH-UBND ngày 23/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời, hướng dẫn các hợp tác xã tham gia sàn thương mại điện tử giới thiệu quảng bá và mua bán nông sản. 

11. Xã hội số.

- Triển khai hiệu quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng tại địa phương. Thực hiện các hoạt động ra quân hướng dẫn, hỗ trợ người dân sử dụng công nghệ số (Sử dụng dịch vụ công trực tuyến; Thanh toán không dùng tiền mặt; Mua bán, tiếp thị trên sàn thương mại điện tử Việt Nam; kích hoạt, sử dụng ứng dụng VNeID; sử dụng hồ sơ sức khỏe điện tử;...)  

- Tổ chức đào tạo tập huấn, thông tin tuyên truyền về chuyển đổi số đến người dân; lồng ghép triển khai chuyển đổi số trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia.

IV. GIẢI PHÁP:

 1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số.

- Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số, nhằm nâng cao nhận thức của người dân, toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số; thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ chuyển đổi số; nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào công tác quản lý.

- Tăng cường tuyên truyền về chuyển đổi số trong cộng đồng dân cư, nòng cốt là các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng, đồng thời phát huy vai trò tiên phong của lực lượng đoàn thanh niên trong việc tuyên truyền và hỗ trợ người dân trong sử dụng các nền tảng số.

2. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp.

- Phối hợp doanh nghiệp bưu chính công ích cung cấp dịch vụ công (thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội, ứng dụng của doanh nghiệp); tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số…  

- Tăng cường phối hợp với các doanh nghiệp Viễn thông đào tạo, bồi dưỡng nâng cao, chuyên sâu về kỹ năng số cho cán bộ, công chức, viên chức.  

3. Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin.

- Nâng cao chất lượng đào tạo, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho cán bộ, công chức trên địa bàn xã.

- Lựa chọn, cử cán bộ, công chức tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước do tỉnh triển khai.

4. Đầu tư cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin.

Rà soát, cân đối bố trí nguồn ngân sách phù hợp để tăng cường cơ sở vật chất cho công tác cải cách hành chính, trang bị máy móc thiết bị để ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các thủ tục hành chính và quản lý điều hành.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN:

- Từ ngân sách nhà nước bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển được cân đối hàng năm cho cơ quan, đơn vị địa phương; kinh phí tự cân đối và huy động hợp pháp khác của các đơn vị thuộc đối tượng tham gia; Nguồn đầu tư của doanh nghiệp và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ.  

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

 1. Văn hoá - xã hội.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn xã tổ chức triển khai thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Kế hoạch đảm bảo mục tiêu đã đề ra; định kỳ tổng hợp báo cáo UBND xã kết quả triển khai thực hiện chuyển đổi số của xã.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, hỗ trợ, phối hợp trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch, kịp thời báo cáo UBND xã xử lý, tháo gỡ khó khăn trong quá trình triển khai.

- Thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch đã phân công.  

- Tham mưu tổng kết đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này.

          2. Văn phòng - Thống kê.

- Là đầu mối tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã đẩy mạnh việc triển khai sử dụng dịch vụ công trực tuyến toàn trình và một phần trên hệ thống Dịch vụ công trực tuyến/Một cửa điện tử của xã.

- Phối hợp bộ phận Văn hoá - xã hội giám sát việc thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch.

- Thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch đã phân công. 

          3. Tài chính - Kế toán.

- Tham mưu UBND xã bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số theo quy định hiện hành.

- Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị lập dự toán, quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ chuyển đổi số theo quy định.

- Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công của ngành. Thực hiện các nhiệm vụ theo Kế hoạch đã phân công.  

          - Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng và thực hiện các giải pháp nhằm kết hợp chặt chẽ việc triển khai kế hoạch này với kế hoạch cải cách hành chính của xã.

5. Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh xã.

          - Triển khai xây dựng kế hoạch hoạt động chuyển đổi số trong tổ chức Đoàn. Tổ chức triển khai cho Đoàn thanh niên đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn người dân đăng ký, kích hoạt, sử dụng tài khoản định danh mức độ 2 trên ứng dụng VNEID và các hoạt động của Tổ Công nghệ số cộng đồng. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Đề án “Phát huy vai trò của đoàn viên, thanh niên trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 giai đoạn 2022 - 2027”.  

  1. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị, đoàn thể xã.

- Triển khai thực hiện các nội dung chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị; phối hợp với bộ phận Văn hóa - xã hội và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo nội dung Kế hoạch.

- Tổ chức quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số đến cán bộ, công chức, viên chức và các tổ chức, cá nhân về ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số.

- Phối hợp tuyên truyền sâu rộng về nội dung kế hoạch này và các văn bản có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, người lao động và nhân dân, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư, hộ gia đình, các tổ chức, cá nhận chủ động, tích cực nâng cao các kỹ năng ứng dụng công nghệ số, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, tham gia sử dụng các dịch vụ công nghệ số; hoàn thành các mục tiêu kế hoạch đề ra.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện “Chuyển đổi số trên địa bàn xã Ân Thạnh năm 2024. Đề nghị các Ban, ngành có liên quan, các đơn vị trên địa bàn xã nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện./.

Xếp hạng bài viết
Click để đánh giá bài viết
Các tin khác

HƯỞNG ỨNG NGÀY CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA (27/09/2024)

HỘI KHUYẾN HỌC XÃ TỔ CHỨC TRAO THƯỞNG CHO HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2023 - 2024! (16/09/2024)

(09/09/2024)

TỔ CHỨC GIẢI BÓNG CHUYỀN NAM 2024 CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 79 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG TÁM VÀ QUỐC KHÁNH 02/9 (23/08/2024)

TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM 79 NĂM NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG 8 THÀNH CÔNG VÀ QUỐC KHÁNH 02/9 (23/08/2024)

Hướng tới kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống LL CAND và 19 năm ngày hội toàn dân bảo vệ ANMTQ. (14/08/2024)

Tuyên truyền kỷ niệm 77 năm ngày "thương binh - liệt sĩ" (16/07/2024)

Ân Thạnh - Đất và người. (16/07/2024)

MÍT TINH HƯỞNG ỨNG NGÀY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (02/07/2024)

Lễ ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở (02/07/2024)

Một số nhiệm vụ trọng tâm cải cách hành chính (02/07/2024)

TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN CHUYỂN ĐỔI SỐ (27/06/2024)

THAM GIA NGÀY HỘI HIẾN MÁU NHÂN ĐẠO 2024 (26/06/2024)

TRƯỜNG MẦM NON ÂN THẠNH TỔNG KẾT NĂM HỌC 2023 - 2024. (07/06/2024)

Tuyên truyện kỷ niệm 65 năm ngày mở đường Hồ Chí Minh (15/05/2024)

Ngày hội nông sản huyện Hoài Ân lần thứ 2 - năm 2024 (15/05/2024)

Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7 (15/05/2024)

THAM GIA GIẢI BÓNG CHUYỀN THANH NIÊN HUYỆN 2024. (26/04/2024)

Hưởng ứng Lễ trồng cây. Hội LHPN xã, UBND xã. (11/03/2024)

(11/03/2024)

1 2
VIDEO
ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ÂN THẠNH

Địa chỉ: THÔN THẾ THẠNH 2, XÃ ÂN THẠNH - Hoài Ân –Bình Định

Đường dây nóng báo cáo sự cố về an toàn thông tin: 02563.707.377

Người chịu tránh nhiệm nội dung: TRẦN XUÂN HÙNG – Chủ tịch UBND

@ Bản quyền thuộc về: ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ ÂN THẠNH

Liên hệ
  • Điện thoại: 02563.707.377

  • Email: hungtx@hoaian.binhdinh.gov.vn